Ngày này những sản phẩm hàng giả, hàng nhái hoặc sản phẩm tự chế của tinh dầu, mỹ phẩm ngày càng nhiều. Vì thế giấy chứng nhận hữu cơ ECOCERT® ngày càng trở nên quan trọng. Vậy bạn đã biết Chứng nhận hữu cơ ECOCERT® là gì chưa? Cùng tìm câu trả lời nhé!
- 230+ Slogan bảo vệ môi trường ấn tượng nhất bằng tiếng Việt & tiếng Anh
- Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam và Thế Giới
A. ECOCERT là gì?
ECOCERT là một tổ chức chứng nhận hữu cơ, thành lập tại Pháp năm 1991. ECOCERT có trụ sở chính ở Châu Âu và tiến hành kiểm tra tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Ngày nay Ecocert trở thành một trong những tổ chức hữu cơ lớn nhất thế giới.
Ecocert bắt đầu như một sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu xong dần dần nó mở rộng sang nhiều quốc gia khác.
Trụ sở chính của Ecocert ở L’Isle-Jourdain, Gers , France, Ecocert quốc tế trước đây có trụ sở tại Northeim, Đức, hiện được chuyển sang L’Isle-Jourdain.
Website: https://www.ecocert.com/en/home
ECOCERT đã thực hiện chứng nhận cho nhiều tổ chức trong 80 quốc gia trên thế giới, với hệ thống tiêu chuẩn bao gồm:
- Mỹ phẩm tự nhiên & hữu cơ.
- Sản phẩm làm sạch tự nhiên.
- Nước hoa tự nhiên và hữu cơ cho gia đình.
- Spa hữu cơ & thân thiện với môi trường.
- EFT – Hội chợ dành cho sản phẩm hữu cơ.
- Eve® – Không gian xanh thân thiện với môi trường.
- Sản phẩm hợp lệ cho nuôi trồng hữu cơ (phân bón, sản phẩm phải qua kiểm dịch thực vật, …).
- Sản phẩm thân thiện môi trường từ các loài thực vật thủy sinh (tảo spirulina, phụ gia thực phẩm).
B. Làm sao để nhận có được chứng nhận hữu cơ ECOCERT?
Vì theo tiêu chuẩn của Ecocert để được chứng nhận hữu cơ ECOCER ngoài các sản phẩm đều phải có nguồn gốc từ tự nhiên, nhà máy sản xuất, cách xử lý rác thải, bao bì đóng gói đều phải đạt tiêu chuẩn thì mới nhận được giấy chứng nhận.
1. Tiêu chuẩn về sản phẩm để chứng nhận hữu cơ ECOCERT®
Đầu tiên để nhận được chứng nhận hữu cơ ECOCERT bạn cần:
- Tuân theo 4 quy chuẩn: Hạt giống không có gen biến đổi, không sử dụng phân bón, không sử dụng chất kích thích, không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình nôi trồng.
- Để trừ sâu người ta dùng phương pháp “thiên địch” hoặc các loại thuốc trừ sâu sinh học nằm trong danh sách của Ecocert. Thiên địch là nuôi chim hoặc loài gì bắt sâu để cân bằng hệ sinh thái.
- Các thành phần phân hủy sinh học được chấp nhận trong các công thức.
- Tối thiểu 95% các thành phần công nghiệp trong công thức hữu cơ.
- Ưu tiên những thành phần tự nhiên. Thành phần nông nghiệp được xử lý hóa học – phải được lấy từ nguyên liệu nông nghiệp thô và tuân thủ các quy trình sản xuất sạch theo nguyên tắc của Hóa học Xanh Green.
- Đối với thành phần chất lỏng – Nước phải tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt.
- Khoáng chất và thành phần có nguồn gốc khoáng sản – phải sạch và tuân thủ các quy định môi trường cụ thể liên quan đến việc sử dụng và xử lý
- Các thành phần khác: Chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi… chiết xuất từ tự nhiên được sử dụng nhằm đảm bảo cho an toàn và sức khỏe của con người.
2. Những quy định về nhà máy sản xuất để được chứng nhận hữu cơ ECOCERT
- Nhà máy phải đạt tiêu chuẩn GMP: Sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, chất thải xử lý tốt, bảo vệ môi trường.
- Có quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm và chất lượng hoạt động của nhà máy.
- Ecocert kiểm tra tất cả các yêu cầu trên 2 lần/1 năm để đảm bảo tính hiệu lực của chứng nhận.
3. Tiêu chuẩn đối với bao bì
- Đối với bao bì và những chi tiết như vỏ chai, nắp xịt… Ecocert cũng đòi hỏi phải làm từ những chất liệu sinh học có thể phân hủy được như: Giấy, nhựa tái chế….
- Vì thế những sản phẩm của Ecocert thường có kiểu dáng ít bắt mắt hơn những sản phẩm thông thường.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về chứng nhận hữu cơ ECOCERT® là gì? và những điều kiện để đạt được giấy chững nhận này rồi. Chắc chắn qua bài viết này sẽ giúp bạn yên tâm sử dụng những sản phẩm đạt giấy chứng nhận của Ecocert hơn đúng không nào!
Trong siêu thị cũng hay có mấy sản phẩm gắn mác này, mà giá mắc thôi rồi